• Mail: quanly@luatanthinh.vn
  • 0896650585

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân ngày càng tăng cao và sữa thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải đăng ký bản công bố chất lượng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Vậy việc đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm sữa như thế nào là đúng quy định ? Trình tự thực hiện ra sao ? Trong bài viết dưới đây, LUẬT AN THỊNH xin chia sẻ tới quý khách những thông tin cần thiết về thủ tục đăng ký công bố sản phẩm sữa, khách hàng tham khảo và liên hệ LUẬT AN THỊNH để được hỗ trợ.

 

I. KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM SỮA

Cũng giống như các sản phẩm thông thường khác, đối với sản phẩm sữa tươi dạng lỏng, khi công bố cần phải có phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng sữa. Việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đều phải dựa trên những nguyên tắc có sẵn tùy thuộc vào đặc tính riêng của từng sản phẩm. Nếu không nắm được quy định và hiểu rõ sản phẩm thì rất khó để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp.

Theo quy định, phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỮA

Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm sữa bao gồm các thành phần sau:

Bản đăng ký công bố chất lượng sản phẩm sữa
Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc giấy đăng ký hộ kinh doanh
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sữa
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sữa
Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm
Mẫu nhãn sản phẩm sữa
Riêng đối với sữa nhập khẩu, quý doanh nghiệp cần bổ sung thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS

III. KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP

1. Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc giấy đăng ký hộ kinh doanh

2. Mẫu sữa lỏng để kiểm nghiệm

3. Nhãn sản phẩm

4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm (nếu doanh nghiệp đã có)

IV. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Sau khi lập bộ hồ sơ hoàn chỉnh, LUẬT AN THỊNH sẽ thay doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ tại Chi Cục An Toàn Thực Phẩm ( Ở tỉnh) hoặc Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ( TPHCM).

V. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
  • Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doah thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:

♥ Tran Quan Hoa (Mr)/ Manager

♦ M: 0945650585 - 0896650585

♦ E: quanly@luatanthinh.vn

♦ W: http://www.luatanthinh.vn