Nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và con người, việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng các phương tiện giao thông thông thường được quy định rất chặt chẽ và cần phải có giấy phép theo quy định của pháp luật. LUẬT AN THỊNH xin gửi tứi quý khách hàng nội dung tư vấn về Thủ tục cấp mới " Giấy phép vân chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các chất ô xít hữu cơ ( thuộc loại 5) và các chất ăn mòn ( thuộc loại 8 ) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa " để khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục này.
I. Phân loại hàng hóa nguy hiểm
Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
a) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
b) Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
c) Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
d) Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
e) Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
g) Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
f) Loại 7: Chất phóng xạ
l) Loại 8: Chất ăn mòn.
m) Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
II. Hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
b) Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa
c) Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm
d) Giấy phép Điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người Điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm
đ) Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện.
e) Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp bởi Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được Cơ quan Nhà nước cấp phép hoạt động.
g) Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
h) Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm, kèm theo bản sao bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có).
k) Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định;
l) Phương án làm sạch thiết bị và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
III. Hình thức nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo phần 1 (Hồ sơ) và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định tại phần 1 (Hồ sơ) chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
b) Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định tại phần 1 (Hồ sơ), tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.
IV. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân, cụ thể:
a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.
Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do. Trường hợp sau khi bị từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu tổ chức, cá nhân vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân lập 01 (một) bộ hồ sơ mới theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân
c) Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân và phải thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.
V. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp tương ứng với từng loại hình vận chuyển:
a) Vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa:
- Giấy phép vận chuyển được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển
- Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ vận chuyển: thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp nhưng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ
- Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển: thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển
b) Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện đường sắt:
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển. Thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong những thành phần hồ sơ. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển.
VI. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Hóa Chất 2007
- Nghị định 42/2020/NĐ-CP Quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
- Thông tư 09/2016/TT-BKHCN trình tự thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất Oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (Thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
- Thông tư 44/2012/TT-BCT Quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, được sắt và đường thủy nội địa.
Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể.
- Dịch vụ bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghệp.
- Dịch vụ đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu.
- Dịch vụ xin giấy phép con khác như: giấy phép cơ sở đủ ĐKANTP; giấy phép công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh vận tải; giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử; đăng ký mã số mã vạch; giấy phép bưu chính; giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học; giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; đăng ký website thương mại điện tử tại Bộ Công Thương; giấy phép lữ hành; giấy đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động; giấy phép quảng cáo; xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm; giấy phép xuất nhập khẩu; giấy phép khuyến mại; giấy phép lao động…(tham khảo thêm tại http://luatanthinh.vn)
- Dịch vụ tư vấn hợp đồng.
- Dịch vụ tư vấn thương xuyên cho doanh nghiệp.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp.
Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
♥ Tran Quan Hoa (Mr)/ Manager
♦ M | : | 0896650585 |
♦ E | : | quanly@luatanthinh.vn |
♦ W | : | http://www.luatanthinh.vn |