Luật doanh nghiệp hiện nay quy định về những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp và điều kiện thành lập doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể dựa trên nguyên tắc doanh nghiệp được phép kinh doanh mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
NGƯỜI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Căn cứ theo khoản 25 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ QUYỀN GÓP VỐN, MUA PHẦN VỐN GÓP, MUA CỔ PHẦN
Căn cứ theo điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì mọi tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ các trường hợp sau đây:
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Đối tượng không được góp vào cơ quan doanh nghiệp theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật phòng, chống tham nhũng.
CÁ NHÂN CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHỆP HIỆN NAY
Đối với chủ thể cá nhân thành lập công ty:
Căn cứ theo điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 có thể hiểu rằng mọi cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc trường hợp cấm quy định tại Khoản 2 Điều 17 đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân hoặc đư thành lập duy nhất một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một duy nhất một công ty hợp danh.
Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh là cá nhân vẫn có quyền được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhiều công ty cổ phần.
Cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do cá nhân nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Đối với chủ thể tổ chức thành lập công ty:
Tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Khi đó, công ty do tổ chức nước ngoài này thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể.
- Dịch vụ bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghệp.
- Dịch vụ đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu.
- Dịch vụ xin giấy phép con khác như: giấy phép cơ sở đủ ĐKANTP; giấy phép công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh vận tải; giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử; đăng ký mã số mã vạch; giấy phép bưu chính; giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học; giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; đăng ký website thương mại điện tử tại Bộ Công Thương; giấy phép lữ hành; giấy đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động; giấy phép quảng cáo; xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm; giấy phép xuất nhập khẩu; giấy phép khuyến mại; giấy phép lao động…(tham khảo thêm tại http://luatanthinh.vn)
- Dịch vụ tư vấn hợp đồng.
- Dịch vụ tư vấn thương xuyên cho doanh nghiệp.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp.
Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
♥ Tran Quan Hoa (Mr)/ Manager
♦ M | : | 0945650585 - 0896650585 |
♦ E | : | quanly@luatanthinh.vn |
♦ W | : |