Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao như tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định pháp luật. Ngày nay, các văn phòng Thừa phát lại ngày càng mở rộng hơn cả về phạm vi hoạt động cũng như phạm vi địa lý. Thừa phát lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tư pháp. Như vậy điều kiện cũng như cách thức thành lập văn phòng thừa phát lại được quy định như thế nào? LUẬT AN THỊNH xin chia sẻ cho quý khách hàng trong bài viết này để khách hàng có thể nắm bắt được. Quý khách hàng tham khảo thông tin tư vấn và liên hệ đến LUẬT AN THỊNH khi có bất kỳ vướng mắc nào.
I. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP
(1) Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
(2) Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
(3) Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
(4) Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
(1) Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
(2) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
IV. THÀNH PHẦN HỒ SƠ
(1) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại (mẫu Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP)
(2) Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
V. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Thông tư 05/2020/TT-BTP về hướng dẫn Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành.
Các dịch vụ khác tại Luật An Thịnh có thể khách hàng quan tâm:
Dịch vụ bổ sung, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghệp.
Dịch vụ đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ xin giấy phép con khác như: giấy phép cơ sở đủ ĐKANTP; giấy phép công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh vận tải; giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử; đăng ký mã số mã vạch; giấy phép bưu chính; giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học; giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; đăng ký website thương mại điện tử tại Bộ Công Thương; giấy phép lữ hành; giấy đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động; giấy phép quảng cáo; xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm; giấy phép xuất nhập khẩu; giấy phép khuyến mại; giấy phép lao động…(tham khảo thêm tại http://luatanthinh.vn)
Dịch vụ tư vấn hợp đồng.
Dịch vụ tư vấn thương xuyên cho doanh nghiệp.
Tư vấn giải quyết tranh chấp.
Cần tư vấn thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
♥ Tran Quan Hoa (Mr)/ Manager
♦ M | : | 0945650585 - 0896650585 |
♦ E | : | quanly@luatanthinh.vn |
♦ W | : |